Việt Nam được xem là một trong những nước có tỉ lệ người mắc ung thư cao nhất thế giới. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là các bệnh nhân ung thư thường chỉ nhập viện khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Vậy nguyên nhân có phải do chất lượng y tế hay xuất phát từ chính ý thức của mỗi cá nhân?
Buồn vì không bệnh
Chúng ta thường có thói quen khi có bệnh mới tới bệnh viện. Vì vậy mà đa số mọi người chỉ dùng duy nhất mỗi cụm từ “đi khám bệnh” chứ chẳng ai gọi là “đi khám khỏe”. Thói quen có bệnh mới khám dẫn đến thực trạng khi đó các biện pháp chữa trị ít nhiều đã bị hạn chế và giảm tác dụng. Đây chính là lí do tại sao mỗi năm trung bình vn có tới 15.000 ca mắc bệnh ung thư nhưng trong số đó chỉ có 10% phát hiện sớm Nguyên nhân và kịp thời chữa trị. Số còn lại phần lớn đều tử vong.
Đây cũng là lí do khiến thói quen khám sức khỏe định kỳ ở Việt Nam không được phổ biến. Thậm chí có một nghịch lí “cười ra nước mắt” rằng nhiều người cầm kết quả khám thấy mình không mắc bệnh thì cảm thấy buồn.
“Bệnh là không khỏe”, “khỏe là không bệnh”
Hầu hết mọi người đều Định nghĩa về sức khỏe bằng khái niệm: bệnh là không khỏe và khỏe là không bệnh. Nhưng có một trạng thái cực kỳ nguy hiểm lại bị bỏ qua đó là có bệnh nhưng vẫn khỏe.
Trên thực tế, trừ những tai nạn bất ngờ như cây đè hay xe đụng, phần lớn bệnh tật đều diễn biến qua hai giai đoạn: tiền lâm sàng và lâm
sàng. Giai đoạn tiền lâm sàng tương ứng với thời kỳ các tác nhân gây bệnh đã xuất hiện và tiến triển theo chu kỳ của nó nhưng bệnh nhân hoàn toàn không
có biểu hiện bên ngoài. Bệnh chỉ có thể nhận biết được nếu thực hiện các xét nghiệm tương ứng. Chính vì lẽ đó, bệnh dù nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Ví dụ như bệnh ung thư. Giai đoạn tiền lâm sàng thường kèm với giai đoạn sớm khi khối u phát triển tại chỗ. Đây là cơ hội vàng để bệnh nhân có thể được
trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng. Ngược lại, khi khối u đã phát triển gây triệu chứng (gầy sút, suy nhược, kém ăn...) hay biến chứng (tắc nghẽn,
chảy máu, di căn xa...) thì việc điều trị hoặc không khả thi, hoặc kèm với những di chứng nặng nề, và có thể gia tăng nhiều chi phí đáng kể.

Tại sao nên khám sức khỏe định kỳ?
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp giúp chúng ta phát hiện những dấu hiệu bất thường khó nhận biết của cơ thể và tầm soát được những căn bệnh nguy hiểm, từ đó có những biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Người ta khuyến cáo rằng: việc khám định kỳ nên được thực hiện hằng năm. Đó sẽ là cách đơn giản nhất giúp bạn tránh được những căn bệnh nguy hiểm như ung thư.
Hiện nay trên thế giới, việc khám sức khỏe định kỳ đã trở thành quy định bắt buộc và hơn thế nữa nó đã đi vào ý thức của từng cá nhân, từng gia đình như một lẽ tự nhiên.
Khám định kỳ là một quá trình chứ không phải một lần khám đơn độc. Vì vậy phải chọn những nơi có khả năng lưu trữ và theo dõi ổn định. Có ý thức tìm hiểu một cơ sở để theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình là một bước quan trọng để bạn bảo vệ mình và những người thân yêu.
Lê Trang